Laminate là gì, giá bao nhiêu, có nên dùng gỗ laminate hay không?

Khi mà ngày nay, nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm thì gỗ công nghiệp là giải pháp tốt nhất để làm ra những sản phẩm nội thất tối ưu nhất.

Bên cạnh đó, các căn hộ đang được ưu tiên thiết kế nội thất phong cách hiện đại và sang trọng như hiện nay thì laminate đang là bề mặt vật liệu gỗ công nghiệp chiếm ưu thế trên thị trường.

Vậy laminate là gì? Bề mặt laminate có ưu điểm gì nổi bật hơn so với các bề mặt gỗ khác? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ nhất về laminate nhé.

I. Laminate là gì?

Laminate là một lớp phủ bên ngoài bề mặt lớp gỗ có khả năng chịu nước, chịu lửa, đa dạng về màu sắc, vân gỗ với nhiều tính năng ưu việt và được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp gia dụng nhờ tính chất bền vững và có tính ứng dụng cao..

Với khả năng mô phỏng tương đối các vật liệu tự nhiên nên laminate được sử dụng để trang trí bề mặt của các món đồ nội thất như kệ tủ, bàn về, bàn sách, vách ngăn, tường ốp, sàn gỗ…

Về nguồn gốc thì laminate (High Pressure Laminate) được phát minh vào năm 1992 bởi Daniel J.O’Conor và Herbert A.Faber với mục đích thay thế các loại gỗ tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt.

Tuy ra đời muộn nhưng với những ưu điểm vượt trội như bề mặt chống xước, chịu lực, chịu nước… laminate đã nhanh chóng chiếm được một vị trí nhất định và phủ sóng trên mọi lĩnh vực như nội thất, kiến trúc, vật liệu xây dựng…

II. Cấu tạo laminate

Tấm laminate có cấu tạo bởi 3 lớp: Kraft Paper, Decorative Paper và Overlay, chúng được liên kết chặt chẽ với nhau bằng keo melamine trong quá trình ép ở nhiệt độ và áp suất cao tạo nên sự ổn định cũng như sự vững chắc cao.

– Lớp Overlay: Là một lớp được làm từ cellulose tinh khiết, phủ trên cùng bề mặt giấy trang trí, tạo độ sáng bóng và độ cứng thích hợp. Lớp Overlay tạo cho bề mặt khả năng chống xước, chống va đập, chống các tác động của hóa chất, bảo vệ bề mặt khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn và mối mọt, không bị phai màu, không thấm nước và dễ vệ sinh lau chùi.

– Lớp Decorative Paper: Là lớp giấy trang trí tạo bề mặt cho tấm laminate. Lớp giấy được nhúng keo melamine. Sau khi nhúng keo, lớp giấy trang trí và lớp Overlay được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao khiến cho lớp Overlay nóng chảy và dính chặt vào giấy phim. Qua đó màu sắc của tấm laminate luôn ổn định.

– Lớp Kraft Paper: Gồm nhiều lớp giấy được nén chặt với nhau dưới nhiệt độ cao tạo nên độ dày cho bề mặt laminate. Lớp Kraft có được chủ yếu từ chất liệu bột giấy và các chất phụ gia, mang đặc tính dai, thô và bền bỉ. Các lớp giấy được nhà sản xuất điều chỉnh tăng giảm để có độ dày phù hợp với yêu cầu thiết kế.

Kích thước tiêu chuẩn cho một tấm laminate là 1220 và 2440 mm, dày 0.6~0.8 mm với tấm loại thường và dày 0.5mm với tấm post-forming (laminate có thể uốn cong). Bề mặt sản phẩm có nhiều loại: mặt mờ, mịn, xước, vân nổi, sần, gương bóng…

 

 

III. Đặc điểm của laminate

Xuất hiện tại thị trường chưa được bao lâu nhưng laminate đã khẳng định chỗ đứng vững chắc và trở thành xu thế thiết kế nội thất chung cư được đông đảo người Việt ưa chuộng. Đâu là lý do khiến dòng vật liệu này hot đến như vậy?

1. Ưu điểm

Đặc điểm của laminate 1

Với tiêu chuẩn kỹ thuật và cơ sở sản xuất cao nên tấm laminate có nhiều đặc tính tối ưu mà không phải vật liệu nào cũng có được.

– Sở hữu bộ sưu tập màu sắc đa dạng nên laminate mang tính thẩm mỹ cao với kiểu dáng vô cùng bắt mắt. Đặc biệt là có khả năng mô phỏng bất kỳ dạng vật liệu nào như giả đá, giả gỗ… giúp bạn có rất nhiều lựa chọn sao cho phù hợp nhất với không gian nhà mình.

– Dễ bảo quản trong quá trình sử dụng bởi khả năng chịu nước và chịu lửa cao.

– Dễ tạo hình, có thể uốn cong và sở hữu nhiều đặc tính nổi trội hơn so với các chất liệu gỗ tự nhiên thông thường.

– Với nhiều lớp phủ đặc biệt mang tới cho laminate khả năng chống trầy xước và chịu lực rất tốt. Ngoài ra các vật liệu làm từ laminate còn có khả năng chống cong vênh, mối mọt khi kết hợp với cốt gỗ MDF, từ đó đảm bảo tính thẩm mỹ và tuổi thọ cao cho sản phẩm.

– Lớp phủ bề mặt Overlay trong suốt dễ vệ sinh, lau chùi và bảo quản, phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam.

– Laminate là vật liệu sẵn có, gia công đơn giản mà không phải phun sơn, giúp tiết kiệm tối đa thời gian cũng như công sức làm nhà.

– Sở hữu đặc tính gần tương đương các vật liệu tự nhiên nhưng giá thành lại phải chăng hơn, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều gia đình.

– Vật liệu laminate vô cùng thân thiện với môi trường và an toàn với sức khỏe của người sử dụng.

2. Nhược điểm

Đặc điểm của laminate 2

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì vật liệu laminate vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như sau:

– Gỗ công nghiệp được làm bằng vật liệu laminate có giá thành cao hơn so với các vật liệu bề mặt khác.

– Quy trình gia công laminate đòi hỏi kỹ thuật cao, phải có máy móc hiện đại cùng với tay nghề cao để đảm bảo chất lượng gỗ, nếu không sản phẩm sẽ rất dễ bị bong tróc, gây mất thẩm mỹ.

– Vật liệu laminate không được sử dụng trong môi trường ẩm ướt.

– Đồ nội thất làm từ gỗ laminate không phù hợp với những thiết kế nội thất theo phong cách cổ điển hoặc tân cổ điển.

IV. Có nên sử dụng laminate không?

Một câu hỏi đang được khá nhiều người quan tâm là: Có nên sử dụng laminate không? Dựa trên những ưu điểm đã nói ở trên thì gỗ laminate chắc chắn là một loại gỗ tốt và đang rất được thị trường ưa chuộng.

So với những vật liệu truyền thống như venner, đá… laminate là vật liệu bề mặt nhân tạo nên tính năng ổn định, không bị phai màu, biến màu, nứt hay thấm nước. Bên cạnh đó, kỹ thuật gia công laminate vô cùng khắt khe với sự đa dạng về màu sắc giúp cho nội thất laminate có thể ứng dụng khá linh hoạt và đáp ứng được nhu cầu của nhiều khách hàng.

V. Báo giá laminate

Giá thành tấm bề mặt laminate khá ổn định, tùy vào màu sắc, hoa văn và độ dày mà có chút chênh lệch. Tuy nhiên có một điều mà chúng ta có thể khẳng định rằng: những tấm bề mặt gỗ công nghiệp, nhân tạo thường sẽ có thiết kế đa dạng, phong phú và giá bán tiết kiệm hơn so với gỗ tự nhiên.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp và báo giá cho tấm laminate do đó khách hàng nên liên hệ trực tiếp với các nhà phân phối để được báo giá một cách chính xác nhất.

Thông thường thì một tấm laminate có kích thước 1.22m x 2.44m và dày 0.7mm – 0.8mm tại An Cường có giá thành từ 1.2 – 1.5 triệu đồng/ m2.

VI. Ứng dụng

Với những ưu điểm vượt trội về độ bền và tính thẩm mỹ thì laminate đang được các gia chủ vô cùng ưa chuộng và ưu tiên sử dụng.

Trong lĩnh vực thiết kế nội thất, laminate được ứng dụng rất nhiều trong việc thiết kế sàn gỗ, giường ngủ, cửa thông phòng hay tủ bếp…

1.Sàn gỗ laminate

Sàn gỗ laminate được biết đến như là một trong những sàn gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Với thành phần cốt gỗ công nghiệp, sàn laminate hội tụ đầy đủ ưu điểm như chống mối mọt, cong vênh, chống ẩm, bền màu và giá thành hợp lý.

Sử dụng sàn gỗ laminate mang lại những ưu điểm nổi bật như ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào ngày hè rất phù hợp với khí hậu Việt Nam.

Bài viết cùng chuyên mục

G

0911383268